Cây đinh lăng hay còn được gọi là cây gỏi cá hoặc sâm nam dương. Theo khoa học hiện đại, cây đinh nam có danh pháp là Polyscias fruticosa L. Harras họ Nhan sâm – Araliaceac. Đinh lăng còn được ví như nhân sâm của người nghèo vậy tại sao nó lại được ví như vậy? nó có những công dụng thần kì gì?
Đinh lăng được trồng chủ yếu ở vùng phía Nam Trung Quốc và các tỉnh thuộc miền núi, trung du miền Bắc Việt Nam như Yên Bái, Bắc Giang, Lào Cai… Cây đinh lăng cho thu hoạch lá, ăn như rau sống, củ đinh lăng có tác dụng làm dược liệu trong y học. Hiện nay, đã có nhiều hộ dân trồng đinh lăng với số lượng lớn để làm dược liệu và phát triển kinh tế.
Bộ phận sử dụng của đinh lăng là lá và rễ, chúng được thu hoạch sau 3 năm trồng hoặc muốn để lâu hơn tầm 7-10 năm thì giá trị sử dụng cao.
Lá đinh lăng chứa ít nhất 8 loại saponin oleanolic mới, tên lần lượt là polysciosides từ A đến H. Lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống viêm , kháng độc tố, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa nên thường được hái và ăn kèm nhiều loại đồ ăn sống.
Rễ cây đinh lăng: rễ cây cong queo, có màu vàng nhạt. Mặt ngoài rễ cây màu trắng xám có nhiều vết gấp, nhiều lỗ vỏ và có vết tích của các rễ con. Trong rễ cây chứa nhiều hoạt chất, vitamin và acid amin. Y học cổ truyền ứng dụng rễ đinh lăng là thuốc giúp lợi tiểu, giảm đau nhức dây thần kinh và giảm đau nhức xương khớp. Rất nhiều người ngâm rượu rễ đinh lăng và sử dụng như một loại thuốc bổ, tăng cường tuổi thọ.
Khoa học hiện đại đã tìm ra, trong cây đinh lăng có nhiều loại acid amin như lyzin, xystei, methionin và hàng loạt các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B1.
Còn theo y học cổ truyền rễ cây đinh lăng có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh phế, tỳ, thận. Rễ đinh lăng có tác dụng bổ khí, giải độc, lợi sữa, chữa bệnh chậm phát dục, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược thần kinh và thể chất.
Một số bài thuốc chữa bệnh thông thường.
Bài thuốc chữa phong thấp
Nguyên liệu: rễ đinh lăng 15g. Cây cối xay, hà thủ ô, cây huyết rồng, cây cỏ xước, thiên niên kiện mỗi vị 10g. Quế chi 6g.
Cách làm: mỗi ngày sắc 1 thang thuốc trên sắc lên, chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
Bài thuốc chữa ho khan lâu ngày
Áp dụng cho các trường hợp ho khan do phế nhiệt.
Nguyên liệu: rễ đinh lăng, rau má, xa tiền thảo, lá sương xông mỗi vị 20g. Mạch môn, tía tô, cam thảo mỗi vị 16g. Cát cánh, trần bì, đại táo mỗi vị 12g.
Cách làm: mỗi ngày sắc 1 thang thuốc trên sắc lên, chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
Bài thuốc giúp lợi tiểu
Nguyên liệu: lá đinh lăng, xa tiền thảo, kim tiền thảo liên tiền thảo mỗi vị 10g.
Cách làm: Đem các nguyên liệu này lên nấu thành nước uống, uống thay nước.
Bài thuốc chữa đau thận
Nguyên liệu: lá đinh lăng, cây xấu hổ, rau ngổ mỗi vị 40g. Râu ngô, xa tiền thảo mỗi vị 20g.
Cách làm: Đem các nguyên liệu này lên nấu thành nước uống, uống thay nước.
Bài thuốc chữa mất ngủ
Nguyên liệu: lá đinh lăng, tang diệp 20g mỗi vị. Lá vông, liên nhục 16g. Tâm sen 12g.
Cách làm: mỗi ngày sắc 1 thang thuốc trên sắc lên, chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
Trên đây là những công dụng của cây đinh lăng. Hy vọng thông tin này là hữu ích và chúc các bạn có nhiều sức khỏe.