Cây Nguyệt Quế mang một nét đẹp tinh khôi và khá thanh khiết, không những thế loài hoa này còn sở hữu hương thơm “nịnh mũi” khiến cho bao người say mê. Tên gọi Nguyệt Quế thường đại diện cho những gì rạng rỡ, vinh danh. Chắc bởi thế nên nhìn vào cây, chúng ta thường thấy một nét đẹp dù khá dung dị nhưng lại thanh cao vô cùng.
Đặc điểm của cây hoa Nguyệt Quế
Cây Nguyệt Quế có tên khoa học là Murraya paniculata, thuộc họ Rutaceae. Là loài cây thân gỗ với kích thước khá nhỏ và tán rộng, cũng như có rất nhiều cành lá xum xuê. Cây sở hữu chiều cao trung bình tầm từ 1 – 2m, nếu như trồng ngoài tự nhiên với một điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sự phát triển đối với cây thì có thể cao đến 8m. Thân cây Nguyệt Quế khi non thường có màu xanh lục và sau đó chuyển dần thành màu xám trắng hay vàng xám khi chúng về già. Bề mặt vỏ cây khá sần sùi, nhiều gân guốc cùng với những mắt cây xuất hiện rất nhiều.
Nguyệt Quế thường phân khá nhiều cành nhánh từ gốc, một vài cành gần gốc sẽ có kích thước to cũng như dài hơn, càng lên đến gần ngọn cây, thì cành nhánh sẽ càng nhỏ và ngắn lại. Chính bởi đặc điểm này đã làm cho cây sở hữu hình dạng giống như là một cây nấm khổng lồ.
Thường lá của cây sẽ mọc khá xum xuê, thân hình bầu dục cùng với kích thước rất nhỏ, lá màu xanh lục đầy tươi tắn. Cây Nguyệt Quế có lá hay mọc thành cụm, từng cụm trên 10 lá bao bọc cả hoa tạo nên những màu sắc khá hài hòa.
Cây Nguyệt Quế ra hoa vào mùa nào?
Thoạt nhìn thì hoa Nguyệt Quế trông khá giống hoa cam hay hoa bưởi về ở cả hình dáng hay hương thơm, chắc có lẽ bởi thế mà những loài này đều cùng họ với nhau. Cây Nguyệt Quế thường có hoa màu trắng ngà với 5 cánh ngắn bao bọc cả phần nhụy hoa có màu vàng nhạt nhẹ nhàng, từng bông hoa có đường kính từ 1 – 2cm. Đầu cánh hoa đa phần uốn cong nhẹ tại đầu cánh, trông rất duyên dáng. Hoa thường sẽ mọc ra từ những nách lá hay đầu cành, nhánh.
Bên cạnh vẻ đẹp dịu dàng, thì cây Nguyệt Quế còn có một hương thơm khá nhẹ nhàng và trong lành. Hoa đa phần không nở thường xuyên cả năm mà hay xuất hiện sau một vài trận mưa, thời điểm chúng nở rộ nhiều nhất đó là vào cuối mùa Đông, hay đầu mùa Xuân, khi mà tiết trời mát mẻ cùng độ ẩm của không khí cao.
Cây Nguyệt Quế ra hoa vào mùa nào?
Một vài phương pháp nhân giống cây Nguyệt Quế
Có rất nhiều phương pháp để nhân giống cây Nguyệt Quế, đó là: Gieo hạt, giâm cành, chiết cành hay ghép mắt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn 2 phương pháp nhân giống phổ biến nhất hiện nay.
Cách ghép mắt
Trước tiên, bạn cần phải chọn cây mẹ thật khỏe mạnh, không để bị sâu bệnh hại. Trên thân cây mẹ chọn các cành nhánh khỏe mạnh, tiếp đến cắt một đoạn cành tầm 3 – 5cm với đường kính cành ghép sẽ khoảng 0,5 – 1cm ( Lưu ý, bắt buộc ở trên cành nhánh cắt sẽ phải có ít nhất là 1 mắt cây, con số mắt cây phù hợp sẽ từ 1 – 2 mắt). Trong việc chọn gốc ghép, hãy chọn những gốc ghép có chất gỗ với nhiều chất dinh dưỡng, và không bị dị dạng hay sâu bệnh hại.
Tiếp đến, gọt vỏ phần gốc ghép, rồi dùng dao nhọn cắt đi một mảng vừa bằng với đường kính cành nhánh để ghép. Cành ghép trước khi mang ghép, thì bạn cần cắt vát chéo để có thể dễ dàng hơn trong việc cấy ghép cũng như là tạo điều kiện để thích nghi cũng như sinh trưởng của cành. Việc kế tiếp, nhẹ nhàng ghim từng đoạn cành bạn đã vát chéo vào từng khoảng trống ở trên gốc ghép mà bạn đã tạo trước đó. Hãy lưu ý thực hiện các thao tác thật nhẹ nhàng để nhằm tránh làm tổn thương đến các mắt ghép.
Sau khi bạn ghép cành vào gốc ghép, hãy dùng cao su non tiến hành quấn quanh để có thể cố định phần cành ghép cùng với gốc ghép. Sau đó, dùng bọc nilon để bọc phần cành ghép lại, việc này mục đích giữ độ ẩm của cây tốt hơn, vừa giúp tránh được gió mạnh làm ảnh hưởng đến cành lẫn mắt ghép. Bạn hãy bọc nilon trong khoảng 3 – 4 ngày là đã có thể tháo ra bọc. Chỉ sau khoảng ít tuần thì dễ dàng thấy mắt cây đã bắt đầu phát triển, cây Nguyệt Quế sinh trưởng khá nhanh. Đây là một phương pháp đạt hiệu quả cực cao, hơn nữa những cây con còn mang được các đặc tính tốt của cây mẹ.
Cách gieo hạt
Khi quả của cây Nguyệt Quế đã chín thì bạn có thể thu hoạch và dùng chúng để nhân giống. Để đạt tỷ lệ thành công cao hơn, tốt nhất bạn nên ngâm hạt trong dung dịch nước ẩm, cũng có thể pha thêm ít dung dịch để kích rễ trước khi tiến hành gieo. Đối với những môi trường đất gieo hạt, hãy tưới nhẹ nhàng để cho ẩm đất trước khi thực hiện gieo, điều này giúp tỷ lệ hạt nảy mầm được cao hơn. Gieo hạt thật nhẹ nhàng vào đất, tiếp đó phủ một lớp rơm rạ hoai mục thật mỏng lên phía trên bề mặt, sau đó tưới nước cho cây với thời gian đều đặn 1 lần/ ngày. Tầm 3 – 4 tuần thì hạt của chúng sẽ bắt đầu nảy mầm cũng như phát triển. Thế nhưng, phương pháp này lại cho tỷ lệ thành công khá thấp và thời gian để sinh trưởng từ khi bắt đầu nảy mầm đến khi trưởng thành khá lâu.
Một vài phương pháp nhân giống cây Nguyệt Quế
Trên đây là những chia sẻ cụ thể của Cây Xanh Việt Nam về cây Nguyệt Quế cùng cách trồng cũng như cách chăm sóc cây. Hy vọng rằng bạn sẽ sớm tậu về cho gia đình mình một chậu hoa Nguyệt Quế đẹp như ý muốn.