Ngoài tác dụng làm cây công trình, bóng mát thì cây nhội còn có tác dụng chữa bệnh là một vị thuốc trong đông y.
Bộ phận sử dụng : lá cây
Cách thu hái: lá cây nhội được thu hái về có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô. Lá tươi có thể dùng để ăn kèm với gỏi cá.
Cách phơi khô rất đơn giản, lá tươi được thu hái về đêm phơi khô sau đó cất đi dùng dần.
Vị: Lá nhội có vị chát, tính bình, không độc và 2 kinh tỳ và đại tràng.
Theo y học cổ truyền thì lá nhội có tác dụng
Điều trị bệnh tiêu chảy, đi ngoài
Hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng, dạ dày và đường tiêu hóa:
-Cách điều trị tiêu chảy: Lá nhội tươi 40g ăn sống (khô 20g) hoặc đun nước uống hàng ngày. Lá nhội điều trị tiêu chảy (Đau bụng đi ngoài) cực hay. Bạn chỉ cần dùng 1-2 lần như trên là khỏi. Chính nhờ công dụng ấy mà lá nhội thường được sử dụng trong các bữa gỏi cá, giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy khi dùng món ăn tươi sống này.
- Điều trị ung thư dạ dày: Lá nhội khô 25g,cây xạ đen 35g đun với 1 lít nước, đun cạn còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày.
-Điều trị khí hư, bạch đới: Lá nhội tươi 40g (Khô 20g) đun nước uống trong ngày. Ngoài uống người bệnh dùng nước lá nhội để vệ sinh âm đạo
-Tác dụng lợi tiểu
Ngoài ra: Rễ và vỏ cây nhội được dùng trong điều trị bệnh phong thấp và các bệnh liên quan đến đau xương khớp