Cây đa trơn với sức sống dẻo dai và trường tồn với thời gian biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên trung của dân tộc ta.
Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ. Dưới gốc đa lũ trẻ nô đùa, thỏa thích vui đùa, những trò chơi dân gian, gốc đa là nơi dân làng nghỉ ngơi sau một ngày làm đồng vất vả, cũng là nơi hò hẹn của các chàng trai, cô gái.
Không những vậy cây đa còn mang ý nghĩa tâm linh trong người dân ta. có câu:" Thần cây đa, ma cây gạo". Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng.
Như vậy: cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh.
Cây đa ngự trị nơi sân đình