Thời điểm gây hại của chúng là giai đoạn ấu trùng. Đặc điểm gây hại của sâu đục thân là khi con trưởng thành sâu đục thân thường đẻ trứng vào các kẽ nứt trên vỏ cây, cách gốc 1,5 m trở xuống. Sâu non nở ra, đục vào phần mô vỏ cây, ăn mô vỏ và phần gỗ mềm tiếp giáp với lớp vỏ tạo thành các đường hầm có nhiều ngõ ngách dưới vỏ, ở miệng lỗ sâu đục sẽ có nhựa và mùn cây đùn ra. Sâu non khi đục khoét sẽ gây đứt các mạch dẫn nhựa khiến phía trên cây lá héo, vàng lá rồi dần chết đi.
Việc xử lý sâu đục thân cần kết hợp nhiều biện pháp vì: ấu trùng, nhộng nằm sâu trong thân cây, cành cây nên các loài thiên địch rất khó phát hiện, thuốc bảo vệ thực vật rất khó tiêu diệt được chúng.
Một số biện pháp xử lý với trường hợp sâu đục thân:
-
Tỉa thưa, tỉa cành, tạo tán, bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật để tạo thông thoáng cho vườn cây nhằm loại bỏ trứng, ấu trùng sâu non nằm bên trong các cành nhánh vô hiệu.
-
Cắt bỏ phần thân, cành đã bị sâu tấn công,bắt sâu non còn nằm trong thân cây ( dùng sợi thép nhỏ luồn theo lỗ đục để diệt sâu, hoặc dùng bông gòn trộn với các loại thuốc trên nhét vào lỗ đục, dùng đất sét bịt kín lổ.)
-
Tiêu hủy phần thân, cành đã bị sâu đục thân tấn công để tránh lây lan trên diện
-
Thường xuyên quan sát và phát hiện con trưởng thành ở vườn cây và biện pháp xử lý kịp thời
-
Bảo vệ các loài thiên địch như loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert.
-
Sử dụng các bẫy thủ công như bẫy đèn, bẫy dính để tiêu diệt con trưởng thành
-
Bên cạnh đó, cũng nên bón phân cân đối và sử dụng giống cây tốt không có mầm mống bệnh, để hạn chế sự gây hại của sâu đục thân
-
Sử dụng một số thuốc trừ sâu có tính nội hấp, thấm sâu. Phun vào giai đoạn đầu và cuối mùa khô, đây là giai đoạn con trưởng thành đẻ trứng và gây hại cho cây nhiều. Một số thuốc được sử dụng có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin, Diazinon, Fenobucarb, Dimethoate…