Thời vụ trồng mận: Trồng mận vào tháng 2 – 3 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11- 12 sau khi rụng lá.
Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng mận là đất dày tầng, tơi xốp và thoát nước tốt, chúng phù hợp với khí hậu mát mẻ và độ cao trên 500m so với mực nước biển như vùng núi tây bắc của nước ta. trước khi trồng nên xử lý đất, bón lót trước khoảng 1 tháng sau đó mới trồng để bổ sung dinh dưỡng cho cây, làm cho đất tốt hơn,..
Tùy thuộc vào bầu cây mà bạn đào hố cho phù hợp, nếu trồng với số lượng nhiều thì cần chú ý đến khoảng cách giữa các cây. sau khi trồng xong nên sử dụng cọc chống để tránh cây bị gãy đổ, hoặc nghiêng.
Thời gian đầu sau trồng cần cung cấp đủ ẩm cho cây, bạn nên tưới nước cho cây ngày 1-2 lần. Dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm cho cây. Thời điểm cần tưới nước nhiều đó là vào mùa khô và khi cây đang nuôi quả. Tùy vào tình trạng mỗi năm mà tưới nước cho phù hợp, cũng không nên để cây bị úng.
Bón phân: Việc chăm bón cho cây là điều hết sức quan trọng để góp phần giúp cây đậu quả tốt nhất, nên bón phân định kì cho cây, lượng phân bón sẽ tăng dần theo độ lớn của cây và cần bón phân cho cây vào thời điểm cây cần dinh dưỡng nhất. Thường một năm bón cho cây khoảng 3 lần, 1 lần vào cuối mùa đông.
Đối với mỗi loại phân có cách bón khác nhau ví dụ như:
Nếu bạn bón phân chuồng: Cuốc hố xung quanh tán cây sâu 20 cm, rắc phân lấp đất.
Phân vô cơ: Gạt lớp cỏ tủ gốc rồi rắc phân trên mặt đất theo hình tán cây sau đó tưới nước, phủ lớp cỏ lên để phân bón thấm dần xuống đất và tránh sự bốc hơi gây thất thoát phân bón.
Làm cỏ cho cây: làm cỏ không chỉ giúp gốc cây thông thoáng để hập thu được dinh dưỡng tốt hơn, mà còn làm đất tơi xốp và hạn chế sâu bệnh.
Tỉa cành tạo tán được chia ra làm các giai đoạn đó là tỉa cành giai đoạn kiến thiết của cây, giai đoạn này là tạo tán cho cây.
Giai đoạn tỉa cảnh sau khi thu hoạch quả cũng khá quan trọng giúp cây lấy lại cân bằng, tỉa những cành sâu, cành bị gãy, tạo lại tán , giữ năng lượng, din dưỡng cho những chồi mới.
Hình ảnh cây mận trong vườn ươm cây.