Sau đây là các kỹ thuật chăm sóc cơ bản để mang lại lợi nhuận cao cho người trồng mít:
Kỹ thuật chăm sóc Cây Mít được chia ra làm 2 giai đoạn. Giai đoạn xây dựng cơ bản khoảng 3 năm, đó là khoảng thời gian cây được trồng xong đến lúc cho trái ổn định. Giai đoạn khai thác kinh tế từ năm thứ tư trở về sau.giai đoạn này là lúc cần nhiều kinh nghiệm để xử lý cho hoa trái và những dự báo về thị trường để đạt lợi nhuận cao .
Khi mới trồng xong cần giữ ẩm cho gốc mít bằng các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền, để đậy phủ xung quanh gốc để che cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.
Kỹ thuật tưới cho mít trong thời gian đầu: 2-3 ngày tưới một lần, sau đó 5-7 ngày một lần cho đến khi cây đã phát triển ổn định. Từ năm thứ 2 trở đi chỉ tưới khi gặp khô hạn kéo dài hoặc khi bón phân cho cây. Mùa khô nên ủ gốc giữ ẩm bằng các vật liệu có sẵn như: rơm rạ, cỏ khô, trấu, xác bèo… đây là loại cây chịu úng kém nên mùa mưa cần thực hiện các biện pháp khơi rảnh, thoát nước, vun gốc cao để tránh úng cho cây.
Làm cỏ cho mít, thời gian 1-2 năm đầu cần thường xuyên làm cỏ cho mít 3-4 lần/năm. Từ năm thứ 3-4 trở đi, làm cỏ xung quanh gốc, giúp phần gốc thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, nên sử dụng các biện pháp cày xới, phát cỏ bằng máy không nên sử dụng thuốc cỏ tràn lan.
Việc cắt tỉa cành, tạo tán cho mít sẽ giúp cây phát triển cân đối ,phòng trừ sâu bệnh và tạo năng suất cao cho cây: tán cây nuôi theo hướng tỏa đều quanh gốc, bao gồm 1 thân chính và cành cấp 1 chia thành tầng. Mỗi năm cắt tỉa cành ít nhất 2 lần, một lần sau vụ thu hoạch và 1 lần đầu mùa mưa. Khi cắt tỉa nên loại bỏ các chồi thân mọc song song với thân chính, các cành cấp 2 còi cọc, cành sâu bệnh.
Bón phân cho mít:
Tùy theo tình trạng dinh dưỡng của đất và sự phát triển của cây bà con có thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
Trong năm đầu tiên, cần bón thúc cho cây bằng phân đạm xanh, phân NPK tỷ lệ N,P cao. Mỗi tháng bón thúc 1 lần bằng cách pha loãng phân tưới dưới gốc.
Năm thứ 2 – Bón mỗi gốc 0,5-1kg NPK tỷ lệ N,P cao. Chia làm 3 lần bón trong 1 năm.
Năm thứ 3 trở đi: Bón tùy theo nhu cầu của cây, mỗi gốc 1 – 1,5kg. Chia làm 4 lần bón trong 1 năm. Giai đoạn cây nuôi trái nên tăng lượng Kali để tăng chất lượng trái
Phân chuồng: Bón 2 năm 1 lần, mỗi lần 30-40kg kết hợp với super lân 0,5 – 1kg/gốc. Bón bằng cách đánh rãnh 30-40cm lấp phân theo hình chiếu tán cây.
Cây mít trong vườn ươm cây
Phân trung vi lượng: Mỗi năm bổ sung 2 lần, đầu và cuối mùa mưa. Có thể phun qua lá hoặc đổ gốc tùy theo hướng dẫn in trên bao bì.
Bên cạnh việc chăm sóc cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cây hay mắc như:
Bệnh thối gốc, thối thân, xì mủ
Bệnh thối nhũn
Sâu đục thân, đục cành
Các loại côn trùng đục quả (sâu, ruồi, ngài…):
Các loại rệp sáp, rầy chích hút