Vườn Ươm Cây Xanh, Cây Cảnh Đại Xuân. Hotline (24/7) 0936.088.238

Chăm sóc cây vú sữa

admin 15 tháng 12 năm 2016
Vú sữa một loại hoa quả được khá nhiều người lựa chọn trồng làm cây ăn quả kết hợp cây bóng mát. Quả vú sữa có rất nhiều chất dinh dưỡng được ưa chuộng trên thị trường, đặc biệt có loại vú sữa hoàng kim đang rất quý hiếm, và được bán với giá khá đắt đỏ. Vậy để có được cây vú sữa vừa làm bóng mát đẹp, vừa cho trái ngon thì cần có cách chăm sóc hợp lý.

Cách trồng và chăm sóc vú sữa.

Nhân giống vú sữa bằng phương pháp chiết cành:  Chọn các cây cho năng suất cao và độ tuồi từ 6 – 10 năm tuổi. trên cây chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh không sâu bệnh có độ tuổi từ 12 – 14 tháng tuổi, cành nằm ngang, da vừa hóa gỗ không mang cành vượt chọn làm cành chiết, hoặc có thể dùng phương pháp ghép.

Thời vụ trồng: vú sữa có thể trồng quanh năm, nhưng nên trồng vào mùa mưa để hạn chế phải tưới nước

Đất trồng: Đất thích hợp nhất để trồng cây vú sữa chính là loại đất phù sa được bồi bên sông đó, đây là loại đất thịt nhẹ và ít chua nên khả năng cao sẽ tránh cho cây tình trạng bị ngập úng đồng thời cũng sẽ khiến cây phát triển tốt hơn vào mùa mưa. Cây vú sữa sinh trưởng tốt nhất vào nhiệt độ 22-34 độ.

Lưu ý khi trồng cây: do rễ cây vú sữa ăn nông nên nhiệt độ của đất cao sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ. do vậy cần phải tủ gốc cho cây lằng rơm rạ, lá mục...để giữ ẫm cho đất . Khi tủ gốc cần tủ cách gốc 30 – 50cm. và cần chống để tránh mưa bão làm đổ cây.

Chăm sóc cây:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Trong các năm mới trồng cần tỉa bớt các cành át gốc chỉ để lại các cành phân bố trên cao và các cành phân bố đều cho các hướng, để sau này tạo được tán cây tròn và khống chế chiều cao không để cây vược quá 5m . Cắt bỏ các cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, để tạo dáng cho cây. Sau khi thu hoạch xong chúng ta cũng nên tỉa bỏ những cành yếu, để kích thích cây ra chồi mới.  Đối với vường cây cho trái lâu năm trên 20 tuổi cây quá cao có thể tiến hành đốn trẻ hóa cho cây. Kỹ thuật trẻ hóa cần tiến hành trong 2 – 3 năm liên tiếp và từng phần từng năm để có thể vẫn cho thu họach. Các cành mới có khả năng cho quả sau 15 – 18 tháng.

Trong năm đầu tiên tưới 20 – 30g phân DAP hòa trong 20 lít nước tưới cho cây. Từ năm thứ 2 trở đi lượng phân bón trong năm là 2 kg phân urê + DAP + NPK (20-20-15) với tỷ lệ 1-1-1 chia làm 4 lần bón trong năm và cách nhau 3 tháng lần. 

 Sau khi trồng từ năm thứ 5 trở đi là cây bắt đầu cho trái ổn định.và cũng là giai đọan vườn cây kinh doanh. cho nên bón phân cho cây nên bón theo 4 giai đọan như xử lý ra hoa, đậu quả, nuôi quả,trước thu họach 1tháng. lượng phân bón thay đổi theo sản lượng và năm tuổi của cây. 

Lần 1: giai đọan xử lí ra hoa: ngay sau khi thu họach trái vụ trước bón 10kg vôi sau đó 10 – 15 ngày bón thêm 20 – 40 kg phân hữu cơ hoai + 3 – 4 kg NPK lọai 20 – 20 – 15. 

Lần 2: Bón sau khi trổ hoa trái có đường kính khỏang 1cm ới lượng bón : 1 – 2kg urê + 1- 2kg DAP 

Lần 3: Bón lúc trái có đường kính 3cm dùng hỗn hợp 2 -3 kg phân NPK 20- 20- 15, + 1-2kg KCl 

Lần 4: trước thu họach 1-1,5tháng lượng bón: 1-2kg phân NPK 20-20-15 + 1-2kg KCl. Các lần bón trên cách nhau khỏang 2 tháng. Phương pháp bón: Trước khi bón phân nên thu dọn vật liệu tủ gốc sau đó xới xáo theo rãnh có độ sâu khỏang 5 – 10cm ở vị trí 2/3 đường kính tán cây . Bón phân vào rãnh sau đó tủ gốc và tưới nước liên tục 5 – 7 ngày cho phân tan ra thấm vào đất.

Các lọai sâu bệnh hại chính như sau: 
- Sâu đục quả.gây hại từ khi quả có đường kính 2cm cho đến lúc chín. 
- Sâu ăn Bông: gây hại khi cây ra hoa. 
- Sâu đục cành: gây hại trên cành và hại quanh năm nên phải theo dõi à phòng trị, Rệp sáp: Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên các bộ phận của cây. 

Các lọai bệnh: 
- Bệnh thán thư gây thối quả: Bệnh gây những đốm đen trên trái sau đó lan dần ra có thể làm thối quả hoặc làm chai thịt quả. 
- Bệnh thối quả do thu họach, vận chuyển không đúng kỹ thuật tạo xây xát. 
- Bệnh Bồ hóng: Bệnh gây các đám muội đen bám trên lá , thân, quả. Thường bệnh này hay đi kèm theo rệp sáp làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây cũng như chất lượng quả. 
Cần chú ý theo dõi để phát hiện sớm các vấn đề sâu bệnh mà cây vú sữa gặp phải để xử lý kịp thời.

QUÝ KHÁCH MUA BÁN CÂY VÚ SỮA VUI LÒNG GỌI 0936088238

Liên Hệ Đặt Mua Cây Xanh

Chú ý: các mục có dấu * là bắt buộc, Yêu cầu sẽ được sử lý trong vòng 12h. Thanks

CÔNG TY CÂY XANH, CÂY CẢNH ĐẠI XUÂN  - Chuyên trong lĩnh vực trồng cây xanh công trình Hà Nội, Cây xanh ngoại thất, Cây cảnh, Cây bóng mát,Trồng cây xanh nhà máy xí nghiệp, biệt thự.Chúng tôi Nằm trong khu vực chợ cây cổ thụ Hoà Lạc, Nơi hội tụ nhiều nhà vườn cây cổ thụ lớn nhất cả nước. Với đội ngũ công nhân cây xanh lành nghề nhiều năm kinh nghiệm cùng trang thiết bị phục vụ công việc đầy đủ và vườn ươm cây xanh rộng lớn. Một số cây xanh được Đại Xuân sở hữu nhiều : Cây Lộc Vừng , Cây Mít, Cây Vú Sữa, Cây Dâu Da Đất, Cây Chay..  Chúng tôi tự tin và cam kết có thể hoàn  thành tốt mọi dự án mà khách hàng giao phó . Đại Xuân luôn lấy Chất lượng sản phầm, Tiến Độ thi Công và Hỗ trợ sau bán hàng  làm nòng cốt cho sự phát triển của doanh nghiệp. Click xem bản đồ về vườn ươm tại Hòa Lạc chuyên ươm các cây xanh trồng biệt thự và bóng mát  của Công ty  Cây Xanh Đại Xuân.

CopyRight 2016 ©. Công ty Cây Xanh, Cây Cảnh Đại Xuân - Chuyên Mua Bán Cây Xanh, Cây Cảnh , Hotline 24/7 : 0936.088.238