Nhân giống: Cây đa lan có thể sinh sôi phát triển ở những vùng mà loài sinh vật thụ phấn cho nó là loài ong bắp cày (Eupristina masoni) (theo Nadel 1991) có mặt. Cây đa cũng có thể phát triển nhờ các kỹ thuật sinh sản vô tính như chiết hay giâm cành. Nó có thể bắt đầu cuộc sống biểu sinh trên các loại cây khác.
Đất trồng: Đa lan là cây không kén đất trồng, nên có thể thích nghi với nhiều loại đất, kể cả đất nghèo chất dinh dưỡng. Trước khi trồng cần chuẩn bị hố trồng cải tạo đất quanh khu vực trồng, phát quang cỏ dại, có thể bón phân ủ hoai mục để cung cấp dinh dưỡng cho cây cho thời gian đầu. Tùy từng cây mà đào hố với kích thước sao cho phù hợp.
Đa lan là cây ưa sáng nên trồng chúng ở nơi thoáng đãng nhiều nắng và đất đủ rộng để cây sinh trưởng và phát triển, chúng là cây cổ thụ sống lâu năm và có thể đạt được kích thước lớn, nên việc lựa chọn địa điểm trồng là rất quan trọng.
Lưu ý khi trồng: cần che chắn cẩn thận với cây non, yếu, với những cây to thì cần làm cọc chống, cung cấp đủ độ ẩm cho cây bằng việc tưới nước cho cây hàng ngày, nên tưới cho cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh ảnh hưởng đến cây.
Sau khi cây phát triển ổn định thì không cần chăm sóc nhiều, vì cây có rẽ cọc có thể đâm sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng và nước..Là cây công trình công cộng nên việc không phải chăm sóc nhiều là yếu tố khá thuận lợi để trồng cây Đa Lan.
Cây Đa Lan đường kính 30cm