Tuy nhiên để có thể thiết kế được một khu vườn không chỉ mang dáng dấp hình hài mà còn ẩn chứa những ý nghĩa mang tính tượng trưng và cao sang như những khu vườn Nhật Bản thực thụ, thì không phải ai cũng có thể làm được. Những nguyên tắc được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn có một khu vườn Nhật Bản thực thụ ngay trong chính ngôi nhà hiện đại của mình. Những nguyên tắc được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn có một khu vườn Nhật Bản thực thụ ngay trong chính ngôi nhà hiện đại của mình.
Sân vườn Nhật Bản có 4 kiểu chính:
- Mẫu sân vườn cát và đá
- Mẫu sân vườn trà đạo
- Mẫu sân vườn nhà
- Mẫu sân vườn dành để đi dạo (diện tích sân vườn lớn)
Dù với mẫu sân vườn kiểu nào cũng vẫn cần tuôn thủ đủ các nguyên tắc sau để đảm bảo có một sân vườn theo phong cách Nhật Bản đẹp về cả hình thái lẫn ý nghĩa.
1. Hai yếu tố nước và đá luôn được sử dụng làm vật liệu chính, bất di bất dịch
Dù là với kiểu mẫu vườn nào, hai yếu tố nước và đá cũng đóng vai trò làm hồn cho cả khu vườn. Nếu như đá là tượng trưng cho sự cứng cỏi, mộc mạc, giản dị thì nước là những gì thanh khiết, trong trẻo nhất. Hai yếu tố nước và đá kết hợp với nhau tạo nên sự hài hòa cho tổng thể cả khu vườn.
Đá và nước thường được sử dụng để làm một hồ nước thu nhu nhỏ, một cảnh quan thường thấy trong hầu hết các mẫu vườn theo phong cách Nhật Bản. Tuy nhiên người ta cũng thường thấy cách bày trí những viên đá nổi lên giữa một hồ nước giống như một hòn đảo nổi bị bao quanh bởi biển rộng bao la. Điều này có ý nghĩa khá lớn lao đối với người Nhật Bản bởi vốn dĩ đất nước Nhật Bản là một hòn đảo nổi đơn độc giữa đại dương bao la. Đây cũng là một hàm ý sâu xa trong sự sắp xếp của người làm vườn nhằm ám chỉ sự độc lập, kiên cường dù phải đơn độc giữa không gian rộng lớn.
2. Nguyên tắc tỉ lệ thu nhỏ
Đây là nguyên tắc đầu tiên mà người làm vườn cần ghi nhớ để có thể tạo nên một khu vườn mang phong cách Nhật Bản thật nhất. Bởi lẽ mỗi khu vườn mang phong cách Nhật Bản đều là một bức kỳ họa của thiên nhiên thu nhỏ. Mọi cảnh vật được bài trí sắp xếp trong khu vườn đều nhằm mô tả thiên nhiên một cách mộc mạc, giản dị và “thật” nhất. Cách cảnh vật, chất liệu khi để riêng biệt thì đơn thuần là những vật thể vô tri vô giác nhưng khi tập hợp cùng nhau lại trở thành một cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú được sắp xếp với ý nghĩa tượng trưng cao cả. Đây chính là tập hợp sự ngăn nắp của các vật thể nhờ vào bàn tay của những người làm vườn tài ba để tạo nên một cảnh quan với những hàm ý sâu xa ẩn chứa trong đó.
3. Nguyên tắc tượng trưng
Nguyên tắc này nhằm thể hiện những gì mà các cảnh vật trong mẫu vườn có phần hàm ý. Mỗi vật thể, mỗi cảnh vật hay mỗi sự sắp xếp đều mang trong mình những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc mà người ngắm cảnh phải tập trung quan sát và lắng nghe để cảm nhận cũng như thẩm thấu nó bằng tâm hồn của mình.
Chính nguyên tắc này là điều thể hiện cho những tinh hoa trong văn hóa của người Nhật Bản với ý nghĩa tượng trưng sâu sắc qua mọi lĩnh vực. Người Nhật Bản nói ít hiểu nhiều, nói ngắn nhưng hiểu xa. Điều này được minh chứng rất cụ thể và rõ ràng qua những mẫu sân vườn Nhật Bản. Các kiểu vườn dù khác nhau nhưng đều mang một điểm chung là mang lại cảm giác thanh thản, bình an. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Mỗi khu vườn Nhật Bản đều cho người ngắm cảm giác nhìn mãi không biết chán và càng ngắm nhìn lại càng trở nên tò mò, hiếu kỳ khi khám phá ra những điều ẩn sâu bên trong nó. Người ngắm cảnh phải tập trung tư tưởng, loại bỏ những điều tầm thường trong chính suy nghĩ để đạt tới độ trầm tư nhất định mới có thể hiểu và cảm nhận hết ý nghĩa khu vườn truyền tải. Nguyên tắc tượng trưng mang đậm tính trầm tư này chính là yếu tố tiên quyết để tạo nên một khu vườn với phong cách thiết kế Nhật Bản có hồn và chiều sâu.
4. Nguyên tắc cảnh quan vay mượn
Những cảnh vật trong mỗi kiểu vườn Nhật Bản, về đa số đều là mô hình tái hiện hay thu nhỏ của những quanh cảnh nổi tiếng của đất nước. Đây không chỉ là niềm tự hào mà đồng thời là sự diễn tả lòng yêu quê hương, đất nước của mỗi người dân.
Các sự vật được miêu tả lại một cách đơn sơ và dung dị và giữ vững nguyên tắc mặt đất là mặt bằng nguyên thủy, từ đó dựng xây nên những gì cao quý. Hình tượng núi Phú Sĩ hùng vĩ được miêu tả bằng cách lấy đất đắp nên tạo thành cảnh núi non hùng vĩ. Những dòng sông băng được tạo thành nhờ những hàng sỏi trắng được cào tạo thành lòng có nước chảy qua. Nhờ những cảnh quan được tái hiện, người ta như được ngắm nhìn cả đất nước Nhật Bản thu nhỏ ngay trong chính khuôn viên của mình.
5. Đảm bảo sự kết hợp của các yếu tố: đá, nước, cát, tre/trúc, hoa lá
Ngoài các yếu tố chính là đá và nước, các yếu tố còn lại cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm hài hòa cảnh quan của khu vườn. Cát đóng vai trò miêu tả những bờ cát xung quanh biển khơi, ranh giới của đất nước với khoảng không gian bao la và sâu thẳm dưới đáy đại dương. Tre/trúc đại diện cho những gì mỏng manh nhưng lại cứng cỏi và thanh cao tựa như cốt cách của người Nhật Bản. Hoa lá như hoa anh đào, hoa mận, hoa đỗ quyên… là các yếu tố tô điểm cho khu vườn bớt đi sự thô ráp, tăng thêm sức sống cho toàn bộ cảnh quan.
Những sự vật này khi tách biệt với nhau thì trông rất tầm thường nhưng khi tập hợp cùng nhau lại khắc họa nên một vẻ đẹp thiên nhiên thuần khiết, dung dị và không phô trương, hàm chứa những ý nghĩa sâu xa mà không phải bất cứ ai cũng có thể đoán biết được.