Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hồng cổ sapa.
Hồng cổ sapa có kỹ thuật chă sóc khá đơn giản: là giống cây phát triển rất khỏe và khả năng sống rất lâu, cây tương đối dễ chăm sóc và bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc cây hoa hồng.
Đăc điểm: là cây sinh trưởng tốt, thích hợp với nơi có khí hậu mát mẻ, cây chịu nóng kém nên nhiệt độ cao cây sẽ kém phát triển, cây có thể chịu được nhiệt độ - 15 độ .
Đất trồng cây: đất trồng tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt sẽ giúp cây phát triển tốt hơn, nếu trồng chậu bạn nên trộn đất hun và xỉ than sàng nhỏ. Còn nếu như trồng trực tiếp xuống đất thì cần đào hốc trồng to hơn bầu cây, để tránh làm vỡ bầu. Nếu trồng được ngoài đất thì cây sẽ phát triển được tốt hơn.
Chăm sóc cây:
Chế độ tưới: cây ưa độ ẩm vừa phải, cần tưới bổ sung vào những ngày nắng, nóng cho cây, tưới cây vào sáng sớm, hoặc chiều mát, nên tưới mát cả cây, vào mùa vưa thì cần tránh úng cho cây.
Bón phân: Phân sử dụng bón cây có thể là phân hữu cơ ử hoai mục, phân gà, phân bò hoặc các chế phẩm từ đậu tương ngâm để góp phần làm cho hoa thơm, to và đẹp hơn. rất thích hợp để cây cho. Ngoài việc bón phân định kỳ thì khi hoa tàn nên bấm tỉa để kích thích lên chồi đều (nên bấm xuống 2-3 nách lá). Sau khi bấm tỉa, tầm 30 đến 40 ngày thì hoa hồng cổ Sapa sẽ ra lứa hoa mới. Hoa hồng đào cổ này sẽ rất khỏe, ít khi mắc bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây: Bệnh phấn trắng là bệnh phổ biến hay gặp ở hồng cổ sapa, nếu không xử lý kịp thời cây có thể bị lụi rất nhanh và nặng có thể bị chết.
Bệnh phấn trắng trên hoa hồng cổ Sapa cũng tương đối dễ trị. Bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị để chứa bệnh cho hoa. Chỉ nên phun tầm 2-3 lần, tiếp tục phun lại sau 2-3 ngày phun. Việc cắt tỉa cành thường xuyên loại bỏ những cành yếu, cành sâu bệnh cũng giúp cây phòng bệnh cho cây rất nhiều.
Để cây hồng cổ luôn tươi tốt và cho hoa đẹp thì cũng cần chú ý bón phân định kỳ, nhất là thời kỳ hậu ra hoa.