Ý nghĩa của cây sa la: cũng giống như cây bồ đề thì sa la được rất ưa chuộng ở các nước có tín ngưỡng, tôn giáo phật giáo như Thái lan, Ấn Độ, Việt Nam. theo truyền thuyết lưu giữ lại rằng Đức Phật Thích Ca được hoàng hậu Maya sinh dưới gốc cây Sala, lúc bà lên cơn đau thì một cành cây đã chìa ra cho bà nắm lấy như tiếp thêm sức mạnh diệu kỳ cho bà. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn truyền lại rằng đức Phật đã nhập diệt dưới 2 gốc cây hoa Sala. Thời điểm đó không là mùa hoa nở rộ nhưng khi đức Phật nằm dưới gốc cây nghỉ thì bỗng toàn cây nở hoa đỏ rực và một điều lạ kỳ nữa đó chính là các cánh hoa rơi xung quanh Đức Phật như mưa sa như để đưa tiên Đức Phật về với cảnh giới chân muôn thuở…Vậy nên loại cây này hiện khá phổ biến được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Vậy trồng sa la có khó khôn? và kỹ thuật trồng chúng như thế nào?
Cây sa la là cây có kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản:
Nhân giống: cây được nhân giống bằng hạt, hạt cây dễ nảy mầm.
Lựa chọn địa điểm trồng cây: là cây ưa sáng nên chúng ta nên lựa chọn vùng đất thoáng và nhiều gió để trồng, sa la không kén đất nên có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau mà chúng vẫn có khả năng thích nghi tốt.
Chuẩn bị hố trồng cho cây: trước khi trồng cây thì việc chuẩn bị hố, đất trồng cho cây là rất quan trọng. chúng ta có thể bổ xung phân hữu cơ hoai mục để bón cho cây. nên phát quang cỏ dại xung quanh hố trồng cây.
Che chắn cho cây sau khi trồng, đối với cây non cần phải che chắn, chống đỡ cây sau khi trồng, có thể dùng, tre, gỗ để cao hơn cây một chút để buộc, chống đỡ cho cây.
Tưới nước cho cây: nên trồng cây vào mùa mưa để hạn chế được việc tưới nước, thời gian đầu mới trồng cần tưới nước cho cây ngày 1-2 lần, nếu vào mùa khô hạn thì lượng nước tưới cho cây phải nhiều hơn.
Cắt tỉa cho cây: khi cây đạt chiều cao tầm 3-4m chúng ta tiến hành cắt tỉa cành yếu, cành sâu bệnh để cây phát triển đồng đều hơn.
Bón phân: bón phân định kì 2 lần/ năm. có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc vô cơ. nên dùng phân hữu cơ ủ hoai mục để cải tạo đất cũng như hạn chế sâu bệnh cho cây, trước khi bón nên xới tơi đất, phát quang cỏ dại.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây: sa la là cây có ít sâu bệnh hại, chủ yếu gặp vào giai đoạn cây non như rệp, nấm cần quan sát kỹ và sử lý kịp thời tình trạng bệnh lý của cây.
Tóm lại việc trồng và chăm sóc cây sa la khá đơn giản, không yêu cầu các kỹ thuật cao, nên cây được ứng dụng trồng khá nhiều tại khu vực đình chùa, các công trình công cộng như công viên, đường phố.
những chùm hoa sa la mọc kín thân.
Mua bán cây tha la:http://cayxanhvietnam.vn/cay-xanh/ban-cay-tha-la--sa-la-87