Vậy dừa có bao nhiêu loại?
Dựa vào đặc điểm hình thái và kiểu thụ phấn, mục đích sử dụng người ta chia ra làm 2 nhóm dừa chủ yếu đó là nhóm dừa cao và nhóm dừa lùn. Nói nhóm là do trong nhóm dừa đó lại chia thành nhiều loại khác nhau:
Nhóm dừa lùn được phân loại thành:
- Dừa xiêm xanh khá phổ biến tại đồng bằng sông cửu long và được ưa chuộng ngoài thị trường, thể tích nước 250-350 ml/trái, thường ra quả sau 2-3 năm trồng, có vỏ màu xanh, nước ngọt thanh
- Dừa xiêm đỏ, cũng là loại dừa phổ biến ở đồng bằng sông cửu long khác là vỏ của chúng có màu nâu đỏ còn khá giống với dừa xiêm xanh về vị và dự trữ nước trong quả, nước ngọt thanh
- Dừa xiêm lục có nguồn gốc ở bến tre, là loại dừa uống nước được ưa chuộng nhất, nước ngọt, vỏ mỏng màu xanh đậm và rất được ưa chuộng trên thị trường, chúng ra quả sau 2 năm trồng.
- Dừa xiêm lửa ra hoa sớm sau khoảng 2,5 -3 năm trồng, trái sai, kích thước trái nhỏ, vỏ mỏng có màu vàng cam, nước ngọt (6,5-7% đường), có thể trồng để khai thác du lịch sinh thái vườn dừa.
- Dừa tam quan là loại dừa có màu sắc khá đẹp vỏ trái mỏng có màu vàng sáng, nhưng năng suất không được cao lắm chúng có nguồn gốc từ Tam Quan - Bình Định nhưng được trồng với số lượng không nhiều tại đồng bằng sông cửu long.
- Dừa ẻo nâu
- Là giống dừa uống nước có trái rất sai, kích thước nhỏ, vỏ trái có màu nâu, nước ngọt , chúng có thể được sử dụng để làm làm kem dừa, rau câu dừa và tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái. nhưng chúng cũng không quá phổ biến, và không được trồng nhiều.
- Dừa ẻo xanh Giống dừa này được trồng với số lượng ít ở Bến Tre, Tiền Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. cũng giống với dừa ẻo nâu chúng có kích thước khá nhỏ, số lượng trái nhiều.
- Dừa xiêm núm: là loại dừa không phổ biến vỏ trái có màu xanh, phần dưới của trái có một núm nhỏ nhô ra, thể tích nước 250 – 350ml/trái.
- Dừa dứa Là giống dừa uống nước có chất lượng và giá trị kinh tế cao, hiện có nhu cầu lớn trên thị trường. Tất cả các bộ phận của dừa dứa đều có mùi thơm lá dứa đặc trưng.
Nhóm dừa cao:
- Dừa ta được trồng khá phổ biến kích thước trái to, cơm dừa dày 11 – 13 mm, khối lượng cơm dừa tươi 400-500g, hàm lượng dầu cao (63%-65%).
- Dừa dâu cũng là loại dừa cao phổ biến chỉ sau dừa ta. kích thước trái trung bình, cơm dừa dày 10 – 12 mm, khối lượng cơm dừa tươi 300-400g, hàm lượng dầu cao (63%-65%, trái dừa dâu tròn hơn dừa ta
- Dừa sáp: Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem. Về hình thái bên ngoài cây và trái của dừa sáp không khác gì so với dừa bình thường, Trái dừa sáp (đặc ruột) có cơm dừa mềm xốp, nước sền sệt như keo, có hương thơm đặc trưng, thường được sử dụng làm món tráng miệng, bánh kẹo, kem dừa sáp…Dừa sáp cũng trồng với số lượng ít rải rác ở một vài tỉnh.
Ngoài ra với mục đích sử dụng người ta cũng lai tạo nên một vài giống dừa khác, để phù hợp với nhu cầu nhưng chưa phổ biến lắm, mới đang đi vào thử nghiệm.
Hình ảnh cây dừa lùn Bán Cây Dừa ?