Bọ dừa thuộc bộ cánh cứng có tên khoa học là Gestro, ngành chân đốt.
Vòng đời của chúng trải qua ba giai đoạn đó là Ấu trùng, nhộng và bọ trưởng thành.
Bọ dừa thường gây hại với cây non, vào mùa khô hạn và những vườn dừa ít được chăm sóc.
Đặc điểm cây bị bọ dừa phá hoại: cây còi cọc, lá non bị tấn công gãy, lá bị khô, héo có các vệt nâu dài dọc thân lá, nếu vạch lá non có thể có trứng, ấu trùng của bọ dừa nếu cây có nhiều bọ dừa quá có thể bị chết.
Cách xử lý đối với trường hợp cây bị bọ dừa xâm hại:
Trường hợp cây bị nhẹ có thể dùng biện pháp cơ học như bắt bỏ ấu trùng, chặt bỏ tàu lá bị bệnh, tiêu hủy ấu trùng, nhộng thanh trùng bên trong. Khi mua giống cây cần quan sát cẩn thận để hạn chế mua phải cây sâu bệnh.
Biện pháp sinh học là nuôi thiên địch của loại côn trùng này: như ong kí sinh có loại ong rất kỵ loại côn trùng này nếu dùng biện pháp này cũng có hiệu quả cao và lại không hại cho môi trường.
Sau cùng là các biện pháp hóa học, thuốc diệt bọ dừa, thuốc đặt. Bạn có thể tìm hiểu trên thị trường để mua chúng cho phù hợp, đây là biện pháp dùng hóa chất nên bạn cần tìm hiều các loại phù hợp để không hại cây và đảm bảo sức khỏe cho bạn và hạn chế ôi nhiễm môi trường.
Một số loại thuốc tham khảo như: sairifos 585EC, Brimgold 200WF, thuốc sinh học vimatrine 0,6 SL, Dia phos 10G...Khi phun chú ý đến phần ngọn của cây, những tàu lá non vì đây chính là nơi trú ẩn của ấu trùng và trứng cũng như nhộng.
Ngoài bọ dừa cây còn một số sâu bệnh hại cây như kiến vương, đuông dừa, đốm lá, bệnh thối dọt... Nên bạn cần chú ý quan sát để biết chính xác loại bệnh của cây dừa xử lý đúng biện pháp đúng thời điểm.
Hình ảnh bọ dừa trong thân. Mua cây dừa