Cây sưa đỏ hay còn có tên gọi khác như cây trắc thối, huỳnh đàn lõi đỏ, huê...
Tên khoa học: Dalbergia Tonkinensis Prain thuộc họ đậu.
Có nhiều loại sưa như sưa trắng, sưa vàng nhưng sưa đỏ là loại gỗ quý hiếm và được ưa chuộng lý do là ở phần lõi gỗ, gỗ sưa đỏ có vân 4 mặt chứ không phải 2 mặt như sưa trắng, khi đưa ra ánh sáng thấy có màu óng ánh 7 màu, đó là sự khác biệt và tạo nên giá trị của sưa đỏ. Những đồ dùng nội thất, thủ công mỹ nghệ bằng sưa đỏ luôn là những đồ có giá đắt đỏ, và khá hiếm hàng. Việc trồng sưa đỏ cũng không hề dễ dàng, sưa đỏ để khai thác được gỗ thành phầm cần một thời gian khá dài. Hiện tại công ty chúng tôi có một số lượng ít cây sưa đỏ có đường kính lớn.
gỗ sưa đỏ có giá trị cao
Đặc điểm : Là cây thân gỗ có lõi đỏ, cây có đường kính gốc lên đến 50cm, chiều cao lên đến 20m, Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Vỏ thân cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Cành non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép có từ 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính.Hoa Mọc thành chùm, cánh nhỏ, màu vàng nhạt , quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài 5–7,5 cm, rộng khoảng 2-2,5 cm, có 1-2 hạt và có mùi thối khi đốt lên.
Đặc điểm sinh thái: là cây ưa sáng, sinh trưởng trung bình nhưng ở tuổi 1 – 2 sinh trưởng rất nhanh; cây vươn dài tới 4-5m và uốn cong như cần câu, đến cuối tuổi 3 sang tuổi 4 cây tự vươn thẳng.
Nhân giống: Chủ yếu nhân giống bằng hạt
cây giống sưa đỏ
Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
– Sau khi trồng tưới ẩm đều trong 30 ngày cho cây bén rễ hồi xanh. Trồng rừng tập trung nên trồng vào đầu mùa mưa, tiết kiệm chi phí nhân công tưới nước. Trồng ít trong vườn nhà hoặc trồng nơi có thể chủ động được nước tưới ta có thể trồng quanh năm, không cần theo mùa vụ.
Tưới nước
– Tưới nước đều ẩm trong 1 – 2 tháng đầu. Sau đó giảm lượng tưới nước, nhưng nếu gặp thời tiết khắc nghiệt, thấy cây có hiện tượng thiếu nước phải kịp thời bổ xung tránh để cây bị hư hại, giảm sức sống.
– Sau khi trồng 1 tháng, cây phát triển bình thường có thể bón các loại phân hóa học để kích thích sự phát triển của cây, Lưu ý chỉ nên bón 1 lượng rất nhỏ (Khoảng 1 thìa cà phê) cách gốc từ 5 cm.
– Trong 3 năm đầu, mỗi năm làm cỏ bón phân 2 – 3 lần. Bón mỗi cây 0,1 – 0,2kg NPK
Cây sưa đỏ đang được bảo tồn
Những năm sau làm cỏ 1-2 lần/năm. Bón mỗi cây tăng 0,1-0,2kg NPK/mỗi tuổi.
– Cây Sưa đỏ muốn rút ngắn chu kỳ kinh doanh mà cây đạt được gỗ thương phẩm thì phải thường xuyên chăm sóc.
– Trong thời gian 3 năm đầu làm cỏ quanh gốc đảm bảo cây không bị cỏ dại chen lấn tạo nguồn quang hợp cho cây.
– Nên tỉa cành vào cuối mùa khô hàng năm để tạo cho thân cây thẳng. Sau trồng 2 – 3 năm tỉa bỏ cành la, cành võng. Sau trồng 5 – 6 năm tỉa bỏ cành giao nhau.
– Từ khi cây phát triển bình thường có thể bón phân hoặc không cũng được vì sức phát triển của Sưa đỏ mạnh hơn rất nhiều các loại cây gỗ cùng nhóm và cho thu hoạch sớm hơn rất nhiều.
– Sâu hại: Ít thấy loại sâu ăn lá Sưa. các loài sâu bọ, côn trùng, không thích ăn lá sưa, có một số sâu bọ ăn tạp không bỏ qua cây sưa. Sâu, Bọ, bệnh hại cây sưa còn tùy theo khu vực, có nơi có loài này, có nơi có loài khác.
gỗ sưa đỏ có những đường vân khá tinh tế.
Phân biệt sưa đỏ với sưa trắng:
một trong những cách phân biệt sưa đỏ và sưa trắng
- Lá cây sưa đỏ có hình so le, lá cây sưa trắng đối xứng nhau
- Khi trưởng thành thân cây sưa đỏ mốc, sù xì và quả chùm còn cây sưa trắng thân xanh, nhẵn, quả đơn.
- Hoa sưa đỏ: Mọc thành chùm, cánh nhỏ, màu vàng nhạt,Hoa sưa trắng: Mọc thành chùm, cánh lớn, màu trắng
- Quả Sưa đỏ có từ 1 đến 2 hạt, đốt lên có mùi thối khó chịu do vậy còn gọi là cây ( Trắc thối).Quả Sưa trắng không có hạt, dạng quả thịt, đốt lên ko có mùi
Hiện nay cây sưa đỏ được tìm mua để làm cây bóng mát, cây công trình khá nhiều bởi không những nó có giá trị về kinh tế mà nó còn có giá trị làm bóng mát.
Quý khách có nhu cầu mua bán cây sưa đỏ, vui lòng liên hệ số: 0936088238